Các bước giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Vietlinklaw > Giải quyết tranh chấp  > Các bước giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Các bước giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Các bước giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài thương mại ngày càng được các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ lựa chọn; kể cả doanh nghiệp nước ngoài. Vì những ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này như: tính bảo mật trong giải quyết tranh chấp, thủ tục nhanh gọn, phương thức giải quyết tranh chấp thân thiện; các bên được chọn trọng tài viên để giải quyết tranh chấp, địa điểm phân xử, phán quyết trọng tài là chung thẩm. Dưới đây, Vietlink Law xin gửi đến bạn đọc các bước giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.

1. Xét thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Điều 33 Luật Trọng tài thương mại 2010  quy định: trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác; thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm; kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị xâm phạm.

2. Gửi đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết

Sau khi xem xét còn thời hiệu khởi kiện; các bên có quyền làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Mẫu đơn khởi kiện tại Trọng tài thương mại

Mẫu đơn khởi kiện tại Trọng tài thương mại

Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án; thì Toà án phải từ chối thụ lý; trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.

Theo quy định tại Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010; trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc; nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.

Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.

Nếu các bên không có thoả thuận khác; hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài; Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.

Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Đơn kiện lại của bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc; đơn kiện lại phải gửi cho Hội đồng trọng tài và nguyên đơn. Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm nộp bản tự bảo vệ.

3. Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài

Hội đồng trọng tài là một điểm rất quan trọng trong các bước giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại. Theo Điều 38 Luật Trọng tài thương mại 2010; vẫn cho phép các bên có quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau chấm dứt việc giải quyết tranh chấp; thì có quyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp không thỏa thuận được; thì một Hội đồng trọng tài được thành lập để giải quyết tranh chấp.

Hội đồng trọng tài là một điểm rất quan trọng trong các bước giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Hội đồng trọng tài là một điểm rất quan trọng trong các bước giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Tùy vào tính chất của tranh chấp mà các bên thỏa thuận Thành lập Hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài hoặc Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp. Trình tự thành lập trọng tài được quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật Trọng tài thương mại 2010.

4. Mở phiên họp giải quyết tranh chấp

Điều 58 Luật Trọng tài thương mại 2010; khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp; thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên.

Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

5. Phán quyết của Hội đồng trọng tài

Phán quyết của Hội đồng trọng tài là bước cuối cùng trong tiến trình các bước giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.

Khi các bên không hòa giải thành; thì Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp. Kết quả giải quyết tranh chấp được thể hiện thông qua phán quyết của Hội đồng trọng tài. Theo Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010; Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.

Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số; thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Khi phán quyết trọng tài có hiệu lực; Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài.

Nếu hết thời hạn thi hành phán quyết; bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.

Phán quyết của Hội đồng trọng tài là bước cuối cùng trong tiến trình các bước giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Phán quyết của Hội đồng trọng tài là bước cuối cùng trong tiến trình các bước giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc; bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký; theo quy định tại Điều 62 của Luật Trọng tài thương mại 2010.

Trên đây là các bước giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại; nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào; Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục theo số điện thoại. 024.3769.0339, Hotline: 0914.929.086, Email: Hanoi@vietlinklaw.com hoặc hiên hệ tới Công ty Luật Vietlink theo địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.

 

Related Posts