Hiệu lực hồi tố là gì? Các quy định của nó

Vietlinklaw > Tư vấn pháp luật  > Hiệu lực hồi tố là gì? Các quy định của nó

Hiệu lực hồi tố là gì? Các quy định của nó

Hiệu lực hồi tố là một khái niệm còn khá xa lạ với người dân. Thậm chí nhiều người còn chưa được biết đến hiệu lực này. Vậy hiệu lực hồi tố là gì? Quy định của nó ra sao? Tất cả sẽ được Luật Vietlink giải đáp cặn kẻ trong bài viết này.

I.      Hiệu lực hồi tố là gì

Khái niệm hiệu lực hồi tố

Khái niệm hiệu lực hồi tố

Các văn bản quy phạm pháp luật chứa các quy tắc xử để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội theo phương diện của pháp luật. Mỗi văn bản đó đều được quy định rõ ràng về hiệu lực thi hành.

Một khi văn bản quy phạm pháp luật đó hết hiệu lực. Nó sẽ không được vận dụng để điều chỉnh nữa. Dù trước đó, các mối quan hệ xã hội này đã áp dụng nó để điều chỉnh. Thay vào đó, những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đang có hiệu lực sẽ được sử dụng.

Ví dụ: Nghị quyết Số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 về việc thi hành Bộ luật hình sự có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016. Và nó đã hết hiệu lực vào 05/7/2017.

Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định và cần thiết, vẫn có thể áp dụng pháp luật hiện hành cho các hành động đã diễn ra trong quá khứ, trước khi có pháp luật điều chỉnh. Việc áp dụng các văn bản pháp luật này được gọi là Hồi tố. Nó chỉ được sử dụng cho các trường hợp cần bảo đảm lợi ích chung của xã hội và thực hiện các quyền, và lợi ích của các cá nhân, tổ chức.

Như vậy, hiệu lực Hồi tố trong pháp luật là một dạng hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật. Nó được coi là tính bắt buộc thi hành của văn bản đó trong một giai đoạn nhất định, trên một không gian nhất định và với những chủ thể pháp luật nhất định.

II.  Các quy định của hiệu lực Hồi tố

1.     Quy định của hiệu lực Hồi tố trong tố tụng dân sự

quy định trong Bộ luật Dân sự

Quy định trong Bộ luật Dân sự

Hiệu lực hồi tố của bộ luật tố tụng dân sự đã được quy đinh rõ tại Nghị quyết 103/2015/QH13 như sau:

· Thứ nhất

Đối với những vụ việc dân sự; hôn nhân và gia đình; lao động; kinh doanh; thương mại đã được Tòa án thụ lý trước ngày 01/07/ 2016. Nhưng kể từ ngày 01/7/ 2016 vụ việc mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Thì chúng sẽ được áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để giải quyết.

· Thứ 2

Đối với những vụ việc dân sự; hôn nhân và gia đình; lao động; kinh doanh; thương mại đã được Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm trước ngày 01/07/ 2016. Nhưng kể từ ngày 01/07/ 2016, vụ việc mới giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Thì chúng sẽ được áp dụng các Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để giải quyết.

· Thứ 3

Đối với những bản án, quyết định dân sự; hôn nhân và gia đình; lao động; kinh doanh; thương mại có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày 01/07/ 2016. Nhưng kể từ ngày 01/07/ 2016, chúng mới mới được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Thì bản án, quyết định dân sự đó sẽ được áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để giải quyết.

· Thứ 4

Đối với những bản án, quyết định dân sự; hôn nhân và gia đình; lao động; kinh doanh; thương mại đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01/07/ 2016. Nhưng kể từ ngày 01/07/ 2016 người có thẩm quyền kháng nghị mới kháng nghị lên giám đốc thẩm, tái thẩm. Thì thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cho những bản án, quyết định dân sự này. Và chúng sẽ được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

· Thứ 5

Đối với những vụ việc hôn nhân và gia đình đã được quyết trước ngày 01/07/ 2016. Nếu Tòa án đã thụ lý thì sẽ tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không được chuyển cho Tòa án gia đình và người chưa thành niên giải quyết.

· Thứ 6

Khi giải quyết vụ việc dân sự; hôn nhân và gia đình; lao động; kinh doanh; thương mại, Tòa án tiếp tục áp dụng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về án phí, lệ phí Tòa án và các chi phí tố tụng khác, cho đến khi có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với vụ án dân sự; hôn nhân và gia đình; lao động; kinh doanh; thương mại được giải quyết theo thủ tục rút gọn, thì áp dụng mức án phí thấp hơn so với mức án phí đã áp dụng đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường.

2. Quy định của hiệu lực Hồi tố trong tố tụng hình sự

Quy định trong Luật Hình sự

Quy định trong Luật Hình sự

Theo Khoản 3 Điều 7 của Bộ luật Hình sự 2015:

“Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”

Ví dụ:

Theo Điều 159 Bộ luật Hình sự 1999,  hành vi kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép sẽ cấu thành tội kinh doanh trái phép. Nhưng Bộ luật Hình sự 2015 đã bãi bỏ tội danh này.

III. Các trường hợp không được áp dụng

Các trường hợp không được áp dụng hiệu lực hồi tố

Các trường hợp không được áp dụng hiệu lực hồi tố

Theo Khoản 2, Điều 152, Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, không áp dụng hiệu lực hồi tố trong các trường hợp sau:

  • Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với các hành vi mà vào thời điểm thực hiện các hành vi đó, pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý.
  • Hồi tố không áp dụng cho các quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
  • Không được quy định hiệu lực trở về trước cho các văn bản quy phạm pháp luật của HDND, UBND các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Theo Khoản 2 và 3, Điều 7, Bộ luật hình sự 2015

  • Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với các hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi những điều luật đó có hiệu lực thi hành.
  • Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

IV. Kết

Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về hiệu lực hồi tố này. Có thể nói đây là trong những quy định thể hiên được tính nhân văn, nhân đạo của Nhà nước ta. Do đó, nếu nắm rõ các quy định của hiệu lực hồi tố, người có hành vi phạm tội sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn.

Để biết thêm nhiều thông tin về pháp luật, xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT VIETLINK

  • Trụ sở tại Hà Nội: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Chi nhánh TP. HCM: Lầu 6, P602, 60 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, HCM
  • Hotline: 0914.929.086
  • Email: hanoi@vietlinklaw.com
  • Website: vietlinklaw.com

Related Posts