Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới nhất

Vietlinklaw > Tin tức  > Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới nhất

Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới nhất

Thủ tục Đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Thủ tục Đăng ký bảo hộ giống cây trồng là vấn đề được khá nhiều người quan tâm, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển, khiến càng nhiều cây trồng mới ra đời nhằm nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, thực tế hiện là vẫn chưa nhiều người nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền đối với giống cây trồng cũng như thủ tục đăng ký bảo hộ chúng. Trong bài viết đưới đây, Vietlink Law sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc trên.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật sở hữu trí tuệ ban hành năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009;

– Luật sở hữu trí tuệ năm 2019;

– Nghị định số 88/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết, hướng dẫn về thi hành một số điều của Luật sửa đổi và Luật Sở hữu trí tuệ, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng;

Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

2. Khái niệm về giống cây trồng và thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng

– Giống cây trồng được hiểu là quần thể cây trồng có cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, có sự đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, và có thể nhận biết được thông qua các biểu hiện về tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

Giống cây trồng là quần thể có cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất

Giống cây trồng là quần thể có cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất

– Những cá nhân, tổ chức được thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở kinh doanh sản xuất giống cây trồng tại Việt Nam được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là cá nhân tổ chức chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng.

3. Điều kiện bảo hộ giống cây trồng

Theo quy định tại Điều 158 của Luật sở hữu trí tuệ đã có quy định rằng: Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng mà Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính đồng nhất, tính khác biệt, tính ổn định và có tên gọi phù hợp.

Điều kiện bảo hộ giống cây trồng đã được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ

Điều kiện bảo hộ giống cây trồng đã được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ

– Tính mới của giống cây trồng: Giống cây trồng được xem là có tính mới khi sản phẩm thu hoạch hoặc vật liệu nhân giống của giống cây đó chưa được người có quyền đăng ký (hoặc người được phép của người đó) phân phối hoặc bán bằng những cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký 01 năm; hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký là 06 năm đối với giống cây thuộc loài thân gỗ và cây nho, và 04 năm đối với những giống cây khác.

– Tính khác biệt của giống cây trồng:

+ Giống cây trồng được xem là có tính khác biệt nếu nó có thể phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được nhận biết rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.

+ Giống cây trồng được biết đến rộng rãi là những cây được quy định tại Khoản 1 Điều 158 Luật sở hữu trí tuệ là giống cây trồng thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

a) Giống cây trồng mà vật liệu thu hoạch hoặc vật liệu nhân giống của giống đó được sử dụng rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;

b) Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc đưa vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào;

c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đơn đăng ký vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu những đơn này không bị từ chối.

– Tính đồng nhất của giống cây trồng: Giống cây trồng được xem là có tính đồng nhất khi nó có sự biểu hiện giống nhau về các tính trạng liên quan; ngoại trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.

– Tính ổn định của giống cây trồng: Giống cây trồng được có tính ổn định nếu như các tính trạng liên quan của giống cây trồng đó giữ được các biểu hiện đúng như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ.

4. Thủ tục Đăng ký bảo hộ giống cây trồng

4.1. Thẩm quyền quyết định hồ sơ thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp bằng bảo hộ đối với giống cây trồng mới.

– Cơ quan bảo hộ (Cục Trồng trọt) tiếp nhận.

4.2. Hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng

– Tờ khai đăng ký bảo hộ giống đối với giống cây trồng (theo mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT);

Mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ giống đối với giống cây trồng

Mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ giống đối với giống cây trồng

– Ảnh chụp mẫu giống cây trồng: Tối thiểu ít nhất là 03 ảnh màu thể hiện rõ ràng 3 tính trạng đặc trưng của giống, kích cỡ 9×15 cm;

– Tài liệu, giấy tờ chứng minh quyền đăng ký, nếu trường hợp người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên;

– Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng, nếu nộp đơn thông qua đại diện (theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT);

– Bản sao chụp lại những biên lai thu phí, lệ phí.

4.3. Lưu ý về giấy tờ liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Đơn đăng ký bảo hộ và những giấy tờ giao dịch giữa người đăng ký và cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối bảo hộ đối với giống cây trồng phải được thực hiện bằng tiếng Việt, trừ những tài liệu sau có thể được làm thực hiện ngôn ngữ khác, nhưng phải được dịch ra bản tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối bảo hộ với giống cây trồng yêu cầu:

+ Giấy uỷ quyền;

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;

+ Những tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

Mẫu giấy ủy quyền về bảo hộ quyền giống cây trồng

Mẫu giấy ủy quyền về bảo hộ quyền giống cây trồng

– Mỗi đơn chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng.

– Đối với Đơn thỏa mãn điều kiện để hưởng quyền ưu tiên thì trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ, người yêu cầu nộp đơn phải tiến hành cung cấp đầy đủ các tài liệu sau:

+ Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đăng ký bảo hộ trước đó;

+ Bằng chứng xác nhận giống cây trồng đăng ký ở hai đơn là một giống: bản mô tả giống, ảnh chụp và những tài liệu liên quan khác (nếu có);

+ Bản sao hợp lệ giấy thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, chuyển giao, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

4.4. Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ về giống cây trồng

Những cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã đề cập tại bên trên. Sau đó tiến hành nộp Đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng cho Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trọt.

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận đơn sẽ tiến hành thẩm định hình thức

Trong thời hạn là 15 ngày kể từ ngày nhận đơn, Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định hình thức đơn:

– Trong trường hợp bị từ chối chấp nhận đơn: Thông báo cho người đăng k‎ý thực hiện những biện pháp khắc phục các thiếu sót trong trường hợp đơn không được đáp ứng đúng theo những yêu cầu về hình thức như quy định và ấn định trong thời hạn là 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người đăng k‎ý phải khắc phục những thiếu sót đó;

– Đối với trường hợp chấp nhận đơn: Yêu cầu người đăng k‎ý gửi mẫu giống đến cho cơ sở khảo nghiệm để tiến hành khảo nghiệm kỹ thuật và thực hiện tiếp tục những thủ tục thẩm định nội dung đơn nếu đơn hợp lệ hoặc người đăng k‎ý đã khắc phục những thiếu sót đạt yêu cầu hay có ý kiến xác đáng phản đối thông báo cho người đăng ký khắc phục những thiếu sót trong trường hợp đơn không đáp ứng đúng theo những yêu cầu về hình thức theo quy định và ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người đăng ký phải khắc phục những thiếu sót đó.

Văn phòng Bảo hộ về giống cây trồng mới công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng.

Bước 3: Thẩm định nội dung đơn

Sau khi thẩm định về  hình thức đơn và được công bố hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành cây trồng thì Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định về nội dung đơn đăng ký bảo hộ ( bao gồm thẩm định về tính mới; tên giống cây trồng; khảo nghiệm và thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng).

Bước 4: Nhận kết quả

Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới tiến hành làm thủ tục từ chối cấp bằng hoặc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ nếu được cấp bằng.

Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Trên đây là những thông tin về thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới nhất hiện nay, nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay cho công ty luật Vietlink Law để được tư vấn:

================

Công ty Luật Vieltink

▪ Địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội

▪ Hotline: 0914.929.086

▪ Email: hanoi@vietlinklaw.com

▪ Website: vietlinklaw.com

Related Posts

Tags: